Giới thiệu
Liên hệ
harappadecor@gmail.com
Email

Danh mục bài viết

Chia sẻ kiến thức
CHIA SẼ KIẾN THỨC
Kiến thức về Phong Thủy
PHONG THUỶ
Kiến thức về Phật Giáo
TÔN GIÁO

Sản phẩm mới nhất

Giá gốc là: 13.350.000 ₫.Giá hiện tại là: 11.990.000 ₫.
Giá gốc là: 1.500.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.210.000 ₫.
Giá gốc là: 490.000 ₫.Giá hiện tại là: 390.000 ₫.
Giá gốc là: 1.650.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.350.000 ₫.
Giá gốc là: 1.450.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.250.000 ₫.
Giá gốc là: 1.450.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.250.000 ₫.

Bài viết liên quan

Trang trí bàn trà bằng tượng chú tiểu
Trang trí bàn trà bằng tượng chú tiểu: Nét đẹp bình dị và an nhiên Bàn trà không chỉ là…
Ý Nghĩa Phong Thuỷ Của Tượng Phật
Tượng Phật không chỉ là biểu tượng tâm linh mà còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc.Việc thỉnh tượng…
Nên tặng gì khi khai trương khánh thành nhà? Cách chọn quà ý nghĩa!!!
Cách chọn quà tặng khi khai trương khánh thành nhà Khai trương khánh thành nhà là một sự kiện quan…

Phật Thích Ca – Cách thỉnh và lưu ý khi Thờ

Phật Thích Ca, hay còn gọi là Đức Phật, là vị thánh nhân được tôn kính trong đạo Phật. Ông sinh ra ở gia đình hoàng tộc ở vùng Lumbini, Nepal vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Phật Thích Ca đã trải qua một cuộc hành trình đầy gian khổ để tìm kiếm sự giác ngộ và giải thoát cho chính mình và nhân loại.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca khi còn tại thế có tên tiếng Phạn là Siddhārtha Gautama hay Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Ông là một triết gia, người sáng lập nên Phật giáo, từng sống vào thời kì Ấn Độ cổ đại khoảng giữa thế kỷ thứ 6 và 4 trước Công nguyên.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Theo các bộ kinh Phật giáo truyền lại và sử liệu, ông là một vương tử hoàng tộc Gautama của tiểu quốc Shakya ở Kapilavastu. Sau đó, đã từ bỏ đời sống phú quý để đi tìm con đường tu đạo. Sau sáu năm cầu đạo, ông đạt được giác ngộ và dành 45 năm cuối của cuộc đời mình cho việc truyền dạy giáo lý ở phía đông Ấn Độ.

Tất-đạt-đa được các Phật tử coi là một bậc đạo sư đã giác ngộ viên mãn và tự giải thoát hoàn toàn khỏi quy luật sinh tử luân hồi. Sau này, ông đắc đạo thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cai quản khắp thập phương. Phật Thích Ca được ghi chép hầu hết trong các bộ kinh Phật. Từ Cuộc đời tới các bài truyền giảng, câu nói của Ngài đều được ghi chép lại và trở thành những chân lý cho đời sau noi theo.

Hình dáng tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

– Hình dáng đặc trưng: Tóc tượng Phật Thích Ca có thể búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc. Phật Thích Ca mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu, nếu có hở ngực thì trước ngực không có chữ “vạn”. Phật có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư.

Hình dáng tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Hình dáng tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

– Tư thế tay: Tay tượng Phật Thích Ca có thể xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng… Phật cũng có thể cầm một chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, dấu hiệu cho giáo chủ.

Tượng Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni thường được đúc bằng đồng để thờ cúng. Trong các không gian thờ cúng, giữa chánh điện thường thờ một tượng đồng Phật Thích Ca Mâu Ni.

Tượng Phật Thích Ca được tôn tạo bằng chất liệu gì?

Hiện nay, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được tôn tạo theo nhiều kiểu dáng khác nhau như: dáng đứng (ban phước, khất thực…); dáng ngồi (niêm hoa vi tiếu, thiền định…) hoặc dáng nằm (Phật nhập niết bàn…) với đa dạng kích thước, chất liệu chế tác. Mỗi sản phẩm đều mang vẻ đẹp riêng với những ưu, nhược điểm khác nhau của từng chất liệu.

Tượng Phật Thích Ca được tôn tạo bằng chất liệu gì?

Tượng Phật Thích Ca được tôn tạo bằng chất liệu gì?

Dưới đây là 8 dòng tượng Thích Ca được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay:

1. Tượng Phật Thích Ca bằng nhựa composite

Composite là chất liệu tổng hợp từ hai hay nhiều chất liệu khác nhau. Tượng làm từ chất liệu này có độ bền cao, đàn hồi tốt, khó vỡ khi va chạm.

Sản phẩm có khả năng chịu được tác động môi trường tốt, nên phù hợp với không gian ngoài trời. Hơn thế, tượng được làm từ composite dễ gia công, nhanh chóng, đa dạng về màu sắc, mẫu mã, giá thành phải chăng.

2. Tượng Phật Thích Ca bằng đá

Tượng Phật Thích Ca bằng đá có độ bền cao, óng đẹp, thích nghi cực tốt với mọi điều kiện thời tiết. Sản phẩm được chế tác nhiều kiểu hoa văn sắc sảo độc đáo, tạo nên được hồn riêng của pho tượng.

3. Tượng Phật Thích Ca bằng gỗ

Chất liệu có giá trị sử dụng cao, mang yếu tố phong thủy tốt, phù hợp với chế tác tượng cỡ nhỏ và vừa. Tượng Phật Thích Ca bằng gỗ mang vẻ đẹp mộc mạc, thân thiện với môi trường lại đa dạng về chủng loại, vân gỗ, màu sắc giúp tạo nên nét độc đáo riêng cho tôn tượng Đức Phật.

4. Tượng Phật Thích Ca bằng gốm

Thể hiện được truyền thống và văn hóa của dân tộc Việt, chất liệu này cũng có độ bền rất cao nếu được bảo quản kỹ lưỡng. Do đặc tính nên chất liệu chỉ thích hợp để chế tác tượng cỡ nhỏ để bàn.

5. Tượng Phật Thích Ca bằng sứ

Tôn tượng thường được tráng một lớp men ở bên ngoài giúp bảo vệ tượng theo thời gian khỏi các tác động của môi trường. Tượng Phật Thích Ca bằng sứ ghi điểm bởi vẻ đẹp bắt mắt, mẫu mã đa dạng và được sử dụng nhiều trong tôn tạo tượng nhỏ.

6. Tượng Phật Thích Ca bằng bột đá

Tượng được chế tác khéo léo bằng chất liệu đá nghiền qua bàn tay của các nghệ nhân, cùng với công nghệ phủ nano giúp cho tượng có độ bền đồng đều và vẻ đẹp toàn diện.

7. Tượng Phật Thích Ca bằng đồng

Chất liệu cho phép giải quyết bài toán nan giải trong việc tạo hình và giúp tôn tượng có độ bền rất cao. Đồng được xem là kim loại tốt nhất để tôn tạo tượng Phật, cho độ bền truyền đời.

8. Tượng Phật Thích Ca bằng xi măng

Đây là chất liệu có độ cứng đáng nể, thích hợp đặt tượng ở mọi không gian và điều kiện thời tiết khác nhau, chi phí sản xuất thấp, khả năng sản xuất tại chỗ là ưu điểm lớn của xi măng.

Hướng dẫn cách thỉnh tượng Phật Thích Ca về nhà

Thỉnh tượng Phật về nhà thờ cúng không phải là việc làm ngẫu hứng, tùy tiện, tất cả xuất phát từ lòng chân thành và sự kính trọng trong mỗi chúng ta. Vì thế mà cách thỉnh tượng Phật Thích Ca về nhà cũng phải chú trọng đến từng chi tiết, không để làm mất sự thành kính đối với Phật.

Hướng dẫn cách thỉnh tượng Phật Thích Ca về nhà

Hướng dẫn cách thỉnh tượng Phật Thích Ca về nhà

Sau khi thỉnh tượng Phật Thích Ca, gia chủ nên để các sư thầy làm phép, tụng kinh, làm lễ khai quang điểm nhãn tại Chùa. Chọn được ngày tốt làm lễ an vị, thỉnh tượng Phật về nhà để lên bàn thờ, mời thầy về cùng và nên ăn chay trong ngày đó. Bàn thờ Phật phải được đặt ở nơi cao, trang nghiêm và yên tĩnh nhất trong nhà để tiện việc tụng niệm. Trên bàn thờ cần trang bị bát hương, lọ hoa, chén nước, dĩa đựng trái cây, chuông..

Vị trí đặt tượng Phật Thích Ca

Cần đặt tượng Phật Thích Ca ở vị trí phù hợp để thể hiện sự tôn trọng cũng như là phát huy công dụng cảm hóa an lạc cho toàn ngôi nhà. Thậm chí, có nhiều gia chủ còn mời thầy phong thủy hoặc pháp sư về tìm vị trí tốt để đặt tượng.

Bàn thờ Phật nên đặt ở vị trí giữa nhà, lưng áp vào tường, phía sau không có lỗ hỏng hay khoảng trống. Theo phong thủy thì đặt Đức Phật nhìn về hướng Đông, hướng mặt trời mọc để tâm luôn được soi sáng, giác ngộ đúng lúc, tránh xa các cám dỗ.

Nếu nhà bạn không gian rộng rãi thì nên đặt tượng Phật Thích Ca ở phòng thờ riêng biệt, còn không có thể đặt bàn thờ Phật ở phía trên, cao hơn so với bàn thờ gia tiên. Nhất định không được đặt chung bát hương, dĩa trái cây,…

Đặt tượng Phật ở khu vực có đầy đủ ánh sáng, yên tĩnh. Tránh gần khu vực phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng tắm, cầu thang hoặc lối đi lại. Hạn chế tốt nhất những điều này để không phải phạm điều bất kính với Phật. Thường xuyên thờ cúng, lau chùi để tỏa lòng thành và sự tôn trọng dành cho Đức Phật Thích Ca.

Những lưu ý khi lập bàn thờ Phật Thích Ca tại gia

– Cần phải nắm rõ các nguyên tác thỉnh tượng Phật Thích Ca về nhà để không phạm phải đại kị hoặc bất kính. Khi đi thỉnh tượng Phật phải nên đi thẳng về nhà, đặt lên bàn thờ, không được ghé bất cứ chỗ nào khác.

– Vị trí đặt bàn thờ nên hướng ra cửa chính giúp siêu độ và ngăn trừ vận hạn xấu. Tránh các góc khuất, dễ gây ô uế, thiếu tôn trọng Phật Thích Ca.

– Phật Thích Ca thuộc đạo luân hồi không nên đặt chung với các vị Thần, Thánh khác như Thổ Công, Thần Tài, Quan Công, Bà chúa xứ, Mẹ sanh mẹ độ,… đây là điều cấm kỵ trong nhà Phật.

– Trái cây cúng phải đựng ở dĩa riêng biệt không cúng cùng bàn thờ gia tiên. Trái cây phải sử dụng loại mới mua, không sử dụng lại những quả đã để trong tủ lạnh hoặc tủ nhựa lâu ngày, hư hỏng, héo lá.

– Không nên cúng giấy tiền vàng bạc, vàng mã, cục vàng, cóc tài lộc ở bàn thờ Phật Thích Ca. Thứ nhất là do Phật không cần đến những thứ này và không phải thỉnh về để cầu tài lộc, thứ hai là thiếu vẻ trang nghiêm cho bà thờ Phật.

– Nếu tượng Phật bị vỡ không được tự ý vứt hoặc ném đi vì như vậy là mạo phạm thần linh. Chờ đến ngày mùng 1 hoặc 15 rồi mang tượng ra ánh nắng để đốt tiễn Phật quy vị.

Mua tượng Phật Thích Ca ở Đâu?

Hiện tại Harappa Decor Đang cung cấp các mẫu tượng thích ca Gốm cao cấp. Quý Khách hàng có thể tham khảo thêm tại cửa hàng Harappa Decor.

Cám ơn Quý Vị đã đọc và tham khảo bài viết.

 

 

LIÊN HỆ VỚI HARAPPA DECOR

Picity, TX13, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Thiện Đức, Linh Hải, Gio Linh, Quảng Trị
Harappadecor@gmail.com
Email: Harappadecor@gmail.com

Kế nối với chúng tôi

0
    0
    Giỏ hàng của bạn
    Giỏ hàng trốngTrở về cửa hàng